Ghim ngay 5 mẹo đơn giản để có làn da không tuổi, trong suốt như sương mai
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí lớn nhất trị giá 6 tỉ USD cho Ukraine
HLV Henrique Calisto sẽ cùng thế hệ vàng bóng đá Việt Nam lên ngôi ở AFF Cup 2008 như Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Việt Thắng,... tham gia trận giao hữu với những ngôi sao hiện tại của đội tuyển Việt Nam lúc 17 giờ ngày 24.9 tại sân Thống Nhất, TP.HCM.
Trọng tài chính bắt trận U.23 Việt Nam gặp Malaysia tại giải châu Á là ai?
Cùng ngày, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) đã có quan điểm rất rõ ràng về sự cố nghiêm trọng ngày. Trên fanpage của VTF, có nêu rõ: "VTF nhận được thông tin nghiêm trọng liên quan đến cách thức huấn luyện của CLB Taekwondo S. tại TP.Đà Nẵng. Theo phản ánh, một học viên nhỏ tuổi (sinh ngày 28.8.2012) đã bị hành hung trong quá trình tập luyện vào đêm 9.1.2025. Cụ thể, học viên này đã bị HLV trưởng đánh bằng roi tre. Hành vi này mang tính lặp lại và có hệ thống với nhiều võ sinh khác. Trợ lý HLV (đai đen 2 đẳng) sử dụng dụng cụ tập luyện để đánh mạnh vào cơ thể, thậm chí còn đạp thẳng vào lưng khi cháu đang nằm sấp. Hậu quả, cơ thể cháu bị bầm tím nặng ở ngực, lưng, mông và hai bắp đùi.Gia đình đã kịp thời chụp ảnh lại vết tích, đưa cháu đi khám tại bệnh viện, và trình báo các cơ quan chức năng như Công an phường Khuê Trung, Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em TP.Đà Nẵng, cũng như gọi vào đường dây nóng bảo vệ trẻ em của thành phố".Trong văn bản, Quan điểm của VTF như sau: "Hành vi sử dụng bạo lực trong huấn luyện thể thao, đặc biệt với trẻ em, là hoàn toàn phản giáo dục và vi phạm pháp luật. Môn võ Taekwondo không chỉ dạy kỹ thuật mà còn phải dạy đạo đức, sự tôn trọng và ý chí vượt qua giới hạn bản thân. Việc đánh đập học viên đi ngược lại tinh thần này.Theo đó, Ban kiểm tra VTF sẽ làm việc chặt chẽ với Liên đoàn Taekwondo Đà Nẵng để xác minh thông tin và có hướng xử lý thoả đáng. Những cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho các em võ sinh taekwondo.Đây cũng là một lời cảnh tỉnh đến tất cả các HLV thuộc VTF, hãy đảm bảo việc huấn luyện võ thuật được thực hiện đúng quy định và đạo đức nghề nghiệp. Đây không chỉ là vấn đề của một cá nhân hay một CLB, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của môn võ taekwondo tại Việt Nam. Phụ huynh hãy quan tâm hơn đến môi trường học tập của con em mình và mạnh dạn lên tiếng nếu phát hiện sai phạm".
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
Những tấm lòng vàng 26.11.2023
Giải đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý lần thứ 20 đã diễn ra sáng 11.1.2025 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM). Hành trình kéo dài hai thập kỷ này đã thu hút hơn 239.000 lượt người tham gia, quyên góp hơn 51 tỉ đồng để hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện năm nay quy tụ hơn 7.000 người đi bộ, góp phần quyên góp 3,4 tỉ đồng cho Quỹ Vì Người nghèo của Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Nguồn lực này được sử dụng vào các hoạt động ý nghĩa như xây nhà tình nghĩa, trao quà Tết và phương tiện mưu sinh. Từ sáng sớm, những bước chân háo hức đã làm bừng sáng khu vực Hồ Bán Nguyệt. Ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, đã bắn súng khai mạc, khởi đầu một ngày hội ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Bách Tuyết (54 tuổi, H. Nhà Bè) chia sẻ: "Năm nào cô cũng tham gia. Cảm xúc luôn hân hoan khi được đóng góp cho cộng đồng." Tương tự, học sinh Đỗ Phúc Khang (Quận 7) tham gia với niềm vui: "Đi bộ giúp em xả stress và ý nghĩa hơn khi giúp người khó khăn”. Hành trình 20 năm giải đi bộ từ thiện không chỉ lan tỏa tinh thần yêu thương mà còn tạo nên nét văn hóa độc đáo của Phú Mỹ Hưng. Từ sự kiện đầu tiên năm 2003 mang tên “Giải Việt dã Phú Mỹ Hưng”, đến nay, đây là biểu tượng gắn kết cộng đồng, như ông Phan Chánh Dưỡng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Đinh Thiện Lý, xúc động nói: "Hồn đô thị được xây từ những bước chân đầy nghĩa tình”.